Category Archives: Mạng quảng cáo

Thêm startapp với Objective-C: Phần cơ bản

Đưa startapp vào ứng dụng hay game khá là dễ dàng với những tuỳ chỉnh mặc định. Thường thì chỉ cần một dòng code là có thể hiển thị thứ mình muốn trên trò chơi của bạn. Tuy nhiên để nhận dữ liệu như, người chơi đã xem hay chưa, đã install game hay xem 1 quảng cáo nhận thưởng thì việc hơi khó khăn hơn một chút. Đây là phần cơ bản, sẽ có phần nâng cao về việc tuỳ biến cao hơn trong game của bạn.

Khởi tạo Startapp cũng khá đơn giản:

Bước 1: Thêm các framework cần thiết

+ Với Xcode 8 trở lên (trước nữa thì không nhớ – vì lúc đó vẫn phải ngồi add từng cái framework liên quan vào), những framework cần thiết cho startapp đã được Xcode tự động thêm vào khi chúng ta sử dụng nên giờ chúng ta có thể bỏ qua bước này, tuy nhiên cho những ai muốn biết thì đây là những framework cần thiết cho Startapp

CoreTelephony.framework

SystemConfiguration.framework

CoreGraphics.framework

StoreKit.framework

AdSupport.framework

QuartzCore.framework

CoreMedia.framework

AVFoundation.framework

WebKit.framework

libz.dylib in XCode 6 and below / libz.tbd in XCode 7

Bước 2: Khởi tạo SDK

Chỉ cần bạn add phần khởi tạo này trong AppDelegate.m là xong:

– (BOOL)application:(UIApplication *)application didFinishLaunchingWithOptions:(NSDictionary *)launchOptions

{

    STAStartAppSDK* sdk = [STAStartAppSDK sharedInstance];

    sdk.appID = @”204003711“; // Đây là chổ để app Id

    [sdk showSplashAd];  // display the splash screen

    return YES;

}

Nhớ import framework của Startapp nhé:

#import <StartApp/StartApp.h> 

Bước 3: Kích hoạt App Transport Security

Bước 4: Thêm quảng cáo của Startapp vào game

Những kiểu quảng cáo của Startapp:
+ Slash:

Đây là kiểu quảng cáo khá đặc trưng của Starapp. Mặc dù đã thử khá nhiều mạng quảng cáo nhưng Slash vẫn là dạng quảng cáo khá đặc biệt. Đây là quảng cáo được hiển thị ra trước khi vào game. Nghĩa là game bạn mở lên là hiển thị ngay.

Trong khi các mạng quảng cáo khác thông thường phải chạy kết nối, load dữ liệu lâu lắc thì Startapp sẽ có quảng cáo ngay lập tức lúc mới vào game.

Muốn hiển thị Slash Ad thì chỉ cần thêm dòng này:

// initialize the SDK with your appID

STAStartAppSDK* sdk = [STAStartAppSDK sharedInstance];

sdk.appID = @”your app Id”;

// Đây là dòng khởi tạo

[sdk showSplashAd];  // Đây là dòng hiển thị Splash Ad của Startapp

+ Return:

Đây cũng là một dạng quảng cáo khá đặc trưng cùa Startapp. Nó sẽ hiển thị khi ngưởi chơi quay trở lại game sau khi đã tắt game và game còn đang trong quá trình chạy ngầm chứ chưa tắt hẳn.

Đây là dạng mặc định của startapp.

Bạn có thể bỏ nó bằng dòng lệnh:

[sdk disableReturnAd];

 

+ Full Screen:

Quảng cáo hiển thị toàn màn hình, đây là loại rất phổ biến rồi chắc không cần phải giới thiệu nhiều.

Bạn có thể hiển thị bằng dòng lệnh sau:

[STAStartAppAdBasic showAd];

+ Banner:

Hầu hết các mạng quảng cáo lớn đang bỏ qua Banner vì hiểu quả thấp và không lấy gì làm hay ho vì làm cho người chơi khó chịu và dễ bỏ game. Tuy nhiên, banner cũng có những ưu điểm riêng mà chúng ta có thể sử dụng được.

Với những chương trình khuyến mãi do chính Startapp khởi xướng thì bạn có thể kiếm được kha khá từ nó.

Hiện tại đang là chương trình “Pay per Download”

Chương trình này được mình nói rõ tại đây <Pay per download Program>

Bước 5: Tuỳ chọn IDFA

Trước khi đưa game lên cho Apple xem xét bạn sẽ thông qua bước hỏi đáp thường thấy (Thật ra là lúc nào cũng thấy nên gọi thế)

Bạn cần chon “YES” cho việc có sử dụng quảng cáo trong game

Đánh dấu vào “Serve advertisement within the app”

Đánh dấu vào cả mục “Limit Ad tracking setting in iOS”

Vậy là xong, game của bạn sẽ lên Appstore cho cả thế giới thấy (dĩ nhiên là trừ mấy nước không xài đồ Apple, và trừ khi game của bạn có lỗi gì khác nữa).

+ Đây là source code dành cho ứng dụng IOS thường:

<Đang up chờ tí, chờ hem được thì gửi mail cũng được>

+ Đây là source code dành cho các bạn sử dụng Sprite Kit framework:

<Đang up chờ tí, chờ hem được thì gửi mail cũng được>

Startapp: “Pay per download”

Link Ref dành cho StartApp: http://startapp.com/rfp3ukd

+ Chương trình khuyến mãi của Startapp: “Pay per download”

“Pay per download” – “Trả tiền cho từng lượt tải”

 

+ Đây là chương trình đã có từ trước và được khởi động lại cách đây không lâu.

+ Bạn sẽ được trả tiền nếu game của bạn được download:

Phải thoả các điều kiện của Startapp:

+ Người dùng phải hiển thị được tối thiểu 10 impressive (Không tính loại, điều này làm Banner là quảng cáo tốt nhất để làm được điều đó)

+ Game phải được phát hành trên Google Play hay Appstore (Appstore hơi yếu thế trong chương trình này)

Đây được tính trên 1000 user:

+ Loại 1: Mỹ/ Đức/ Các tiểu vương quốc Ả rập/ Pháp/ Úc/ Nam Phi/ Nhật / Đan Mạch/ Thuỵ Sỹ/ Na uy (30 $/ 1.000 người mới)

+ Nhóm 2: Canada/ Thái Lan/ Tây Ban Nha/ Singapore/ Malaysia/ Qatar/ Oman/ Kuwait/ Iran/ Hàn/ Bỉ/ Ý/ Áo/ Finland/ Switzedland (30 $/ 1.000 người mới)

+ Nhóm 3: là các nước còn lại (5 $/ 1.000 người mới)

ee5036f4-f3ed-464f-913a-cb6d76f0a8b6.png

Chương trình khuyến mãi của Startapp

Với kiểu hiển thị banner, bạn chỉ cần giữ chân người dùng 5 phút là đã có tiền thưởng.

(Do Slash Ad ngay lúc khởi đầu, 30 s cho 1 hiển thị banner, chừng 2 hiển thị full screen là dư sức qua cầu)

Start

Download thường ngày là nhiêu đây thì dễ kiếm tiền thôi mà

Lượng user của mình vào khoảng 100.000 user/ tháng

thì được khoảng hơn 500 $ chỉ tính riêng cho phần thưởng thêm này. (Tiếc là đi gắn lung tung chứ không phải Startapp T.T )

Các bạn hãy tham gia trên link của mình nhé!

Link Ref dành cho StartApp: http://startapp.com/rfp3ukd

Tham khảo thêm phần kiến thức về Startapp: Startapp Basic

Những cách cải thiện tỉ lệ tương tác cho quảng cáo video có thưởng

Quảng cáo video có thưởng đang trở thành một xu hướng mới. Không chỉ các nhà phát triển nhỏ lẻ sử dụng như là một phương thức để kiếm thêm tiền mà những nhà phát triển game lớn cũng đang sử dụng nó như một trong những phương thức kiếm tiền chính của game. Điển hình như Half Brick với game Pixel mới ra “Dan The Man” dùng quảng cáo video như phương thức chính bên cạnh phương thức In App Purchase truyền thống.

storychapter1

Phương thức quảng cáo mới cũng đi kèm với cách thức mới để có thề mang lại hiệu quả cao. Cụ thể hơn chúng ta hãy nhìn qua những ý tưởng sau:

1 – Sử dụng xem video có thưởng như một phần của hướng dẫn ban đầu:
Zero Day là ngày đầu tiên mà người chơi bắt đầu game. Họ không biết bất cứ thứ gì về thế giới mà bạn tạo ra. Do đó họ sẽ làm mọi thứ mà bạn nói để có thể hiểu được game của bạn. Thế thì việc của bạn thật sự rất đơn giản, hãy nói họ bấm vào phần xem video có thưởng và làm cho nó trở thành một phần không thể thiếu khi họ chơi game.

2 – Cung cấp một phương thức vòng lặp cho người chơi:
Một vòng lặp không nhất thiết phải là một ngày, nó có thể là 8 giờ hay ngắn hơn là 4 h. Thời gian đủ dài để người chơi quay lại và nhận thường.

3 – Xem video để đổi lấy một hộp quả bất ngờ khó có thể kiếm được trong game:
Những phần thưởng độc đáo lúc nào cũng đem lại những hiệu quả bất ngờ. Hãy cho đi nhiều và bạn sẽ nhận lại nhiều hơn

4 – Xem video để phục hồi:
Rất đáng để xem nếu như bạn có một quân đội và chết hết nửa số lượng quân trong một trận đánh quan trọng. Đợi 30 phút hay chỉ 30 giây quảng cáo sẽ làm cho bạn trở lại với chiến trường, bạn sẽ chọn cái nào?

5 – Save me / Hồi sinh:
Maze Run và rất nhiều game đã dùng ý tưởng này

6 – Money and Money:
Xem video để lấy thêm 10 đồng và tiến hành nâng cấp hay phải tham chiến 1 trận đấu 15 phút để lấy 10.000 đồng?
Cứ cho và bạn có mất gì đâu nào!

7 – Nhân đôi hay x XXX lần EXP hay Gold:
Việc lấy tiền theo cấp số nhân rất hấp dẫn nếu có nhiều hiệu ứng được đưa vào và có tác dụng cùng lúc

8 – Tăng tốc thời gian xây dựng hay khai thác:
Những thứ này rất hấp dẫn khi chỉ cần xem 1 video bạn có thể nâng sản lượng của ruộng lúa lên gấp đôi trong 2 giờ.

9 – Hiển thị các quảng cáo khác để tăng khả năng tương tác:
Hãy hiện các quảng cáo banner, full screen,

Theo thống kê, tỉ lệ người sử dụng chấp nhận in app purchase chỉ chiếm 2 %, từ 25 đến 40 % chấp nhận tương tác với quảng cáo video tuỳ theo cách thức quảng cáo của bạn. Hiển thị các quảng cáo khác có thể dẫn đến điều sau đó

10 – Loại bỏ những khó chịu của quảng cáo với 30 s quảng cáo video:
Xem Reward Video và không thấy bất cứ quảng cáo nào trong vòng 1 giờ là một phần thưởng khá hấp dẫn cho những người chơi đang tập trung vào game

11 – Quảng cáo là một phần trong gameplay:
Một bình máu có thể là không cần thiết khi đi qua 1 phân cảnh. Tuy nhiên, nếu nó cần thiết thì người chơi cũng sẵn sàng bỏ ra 30 giây xem quảng cáo để bảo đảm mình không bị gián đoạn sau đó. Đó là kiều quảng cáo tốt khi bạn cho người chơi lựa chọn và làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn vì

12 – Quảng cáo giữa game giúp người chơi thư giản giữa một màn chơi dài:
Một màn chơi nên được kết thúc trong khoảng 3-5 phút và nếu màn chơi dài 10 phút thì nên để mắt người chơi được nghỉ ngơi sau mỗi 3-4 phút. Hãy nhấn mạnh đều này sau quảng cáo, bạn có thể sẽ không bị ghét bỏ lắm. Nếu người chơi thích thì bạn có thể bán được 1 remove purchase đấy.

Kết luận:
Xem quảng cáo 1 cách vui vẻ chính là đích đến tiếp theo của ngành quảng cáo. Hãy bước theo xu hướng mới và bạn sẽ thành công hơn đấy.

Game tham khảo: Fighting Number

Đưa StartApp vào trong game Sprite Kit

Link Ref dành cho StartApp: http://startapp.com/rfp3ukd

StartApp là một hãng mới nổi gần đây do cách chính sách thích hợp và framework mạnh mẽ hơn nhiều so với những network già cỗi như Revmob, admob. StartApp SDK nâng cấp thường xuyên và nhanh chóng có những kiểu quảng cáo mới để hấp dẫn người sử dụng lẫn lập trình viên.

Kiểu quảng cáo Splash đang thịnh hành gần đây trên các hệ di động đã xuất hiện trên StartApp. Ngoài Slash, StartApp còn hỗ trợ một kiểu quảng cáo mới là Return Ad, quảng cáo sẽ mở khi người chơi quay trở lại game sau khi làm việc.

* Splash là loại quảng cáo sẽ hiện toàn màn hình khi chương trình/game vừa được chạy. Loại quảng cáo này sẽ chạy một lần duy nhất khi bạn vừa khởi động ứng dụng mà thôi. Với StartApp, chúng ta còn có thể cải tạo nó bằng cách thay đổi Icon và hình nền làm cho nó phù hợp hơn với game của chúng ta nữa.

Quảng cáo của StartApp đẹp và gây ấn tượng hơn so với chỉ một dòng chữ (Download Now) của Revmob. StartApp không tính tiền theo lượt impressive mà tính tiền theo lượt download (hay nói cách khác là Installs). Không giống như iAd, StartApp hỗ trợ cả các nước đang phát triển như Việt Nam và có app để chúng ta kiếm lợi nhuận không giống như những hãng khác có hỗ trợ nhưng không hề có thứ gì để có thể kiếm ra lợi nhuận.

Ứng dụng/game được download từ StartApp được trả rất cao (.7 ở Việt Nam và còn cao hơn nữa nếu ở thế giới)

 

Ngoài ra, StartApp còn có chế độ Reference dành cho các cựu thành viên có thể kiếm thêm nhờ mời những người mới sử dụng StartApp mà cả 2 cùng có lợi. Đăng kí theo link sau.

Link Ref dành cho StartApp: http://startapp.com/rfp3ukd

II. Đây là các bước cần thiết để thêm SDK vào trong ứng dụng/game của bạn:

1. Đây là các framework cần thiết để StartApp có thể chạy:

  • CoreTelephony.framework
  • SystemConfiguration.framework
  • CoreGraphics.framework
  • StoreKit.framework
  • AdSupport.framework
  • QuartzCore.framework

2. Thêm vào đoạn code sau trong AppDelegate:

– (BOOL)application:(UIApplication *)application didFinishLaunchingWithOptions:(NSDictionary *)launchOptions

{

STAStartAppSDK* sdk = [STAStartAppSDK sharedInstance];

sdk.appID = @”209627132″;

sdk.devID = @”112008252″;

 

STASplashPreferences *splashPreferences = [[STASplashPreferences alloc] init];

splashPreferences.splashMode = STASplashModeTemplate;

splashPreferences.splashTemplateTheme = STASplashTemplateThemeOcean;

splashPreferences.splashLoadingIndicatorType = STASplashLoadingIndicatorTypeDots;

splashPreferences.splashTemplateIconImageName = @”StartAppIcon”;

splashPreferences.splashTemplateAppName = @”LapKan Introduce”;

 

[sdk showSplashAdWithPreferences:splashPreferences];

 

return YES;

}

=> Thế là xong

Những khái niệm chung khi tham gia vào các mạng quảng cáo di động

Bạn muốn kiếm được tiền từ những mạng quảng cáo di động như startapp, chartboost thì đầu tiên các bạn phải có được các khái niệm cơ bản về quảng cáo đã.

 

1. Publisher:

Publisher hay còn gọi là Affiliate tức là chúng ta những người sẽ thực hiện các quảng cáo cho các khách hàng thông qua các mạng quảng cáo để lấy tiền hoa hồng. Chúng ta có thể thực hiện quảng cáo thông qua các banner, link text, hay các quảng cáo toàn màn hình (full screen), more apps để có được hiệu quả như mong muốn. Các kết quả cũng được đo qua khá nhiều chỉ số trong đó thường là hành động Click quảng cáo, đăng kí thành viên hay download 1 app nào khác. Khi có kết quả như mong muốn, các mạng quảng cáo sẽ trả tiền cho các lập trình viên, cá biệt có thể lên tới 28 $ chỉ cho 1 lần download 1 ứng dụng cao cấp nào đó. 

2. Advertiser

Advertiser, còn được gọi là Merchant, là một công ty hoặc cá nhân có Website bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến, và/hoặc chấp nhận đặt hàng và thanh toán online. Advertiser hợp tác với Publisher để quảng cáo hàng hóa, dịch vụ giúp họ. Publisher đặt banner, link text hoặc link sản phẩm trên Website hoặc đặt trong các Email khuyến mãi, danh mục kết quả tìm kiếm của họ để nhận tiền hoa hồng quảng cáo.

3. Marketing theo hiệu quả quảng cáo là gì? (Performance-based Marketing)

Là trả tiền cho những hành động được thực hiện bởi khách hàng trên Website, thay vì phải trả trước một khoản tiền cố định để lấy chỗ quảng cáo. Một chương trình chia sẻ lợi nhuận trong đó Publisher nhận được hoa hồng khi mang lại đăng ký, đặt mua hàng cho Advertiser.

4. Hoa hồng thanh toán là gì?

Hoa hồng thanh toán là số tiền thu nhập mà Publisher nhận được khi thực hiện được một giao dịch cụ thể trên Website của Advertiser, như bán hàng, đăng ký thành viên, bình chọn khảo sát…

5. Click là gì?

Click là hành động của Khách thực hiện mà sau đó họ được chuyển đến ứng dụng hay game thông qua một link của quảng cáo nằm trên ứng dụng của lập trình viên. Tần suất Click vào (CTR – Click-Through Rate) là phần trăm tỉ lệ số lượng click và số lượt quảng cáo xuất hiện.

6. CPA (cost per action) là gì?

CPA là phương thức trả tiền quảng cáo trong đó mức thanh toán được tính cho mỗi hành động của người dùng thực hiện. Đây có thể là hành động click vào quảng cáo, download hay thậm chí chỉ là xem qua website của người quảng cáo.

7. CPM (cost per thousand impressions) là gì?

CPM là phương thức trả tiền quảng cáo theo mỗi một ngàn lần xuất hiện của quảng cáo.

8. EPC (average earnings per 100 clicks) là gì?

EPC là phương pháp tính số tiền hoa hồng thu về từ mỗi 100 click, là số liệu cho Publisher, Advertiser trong Hệ Thống liên kết tham khảo, thể hiện mức chuyển đổi từ Click thành hoa hồng. Đối với Publisher, EPC của Advertiser thể hiện mức độ hiệu quả của lưu lượng truy cập chuyển thành doanh số bán hàng. Đối với Advertiser, EPC của Publisher thể hiện mức hiệu quả của Publisher đưa lượng truy cập đến website của Advertiser. EPC được công bố dưới hai dạng, 7 ngày và 3 tháng.

9. Lượt xuất hiện (Impression) là gì?

Lượt xuất hiện là lần xuất hiện của Banner, Link Text hoặc ứng dụng được xuất hiện trên ứng dụng hay game.

10. Tỉ lệ thành công quảng cáo (Conversion rate)?

Tỉ lệ thành công quảng cáo là tỉ lệ % số lương người dùng thực hiện một hành động mục tiêu. Hành động này do Advertiser quyết định và có thể là số lượng lượt view đối với ứng dụng đó, số lượng download hay thậm chí là doanh thu đến từ khách hàng đó.